I. TỒN TẠI THẾ GIỚI LÀ TIỀN ĐỀ CỦA SỰ THỐNG NHẤT THẾ GIỚI:
Khái niệm tồn tại chỉ là tiền đề xuất phát của nhận thức thế giới. Vấn đề mà nhận thức thế giới phải đi đến là quan điểm về sự tồn tại của thế giới. Để hiểu nhận định trên, ta hãy làm rõ một số khái niệm.
1. Khái niệm:
Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, là sự phản ánh những thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng trong thế giới quan. Mỗi sự vật, hiện tượng đều bao gồm nhiều thuộc tính khác nhau, tuy nhiên, khái niệm chỉ phản ánh những thuộc tính bản chất, bỏ qua những thuộc tính riêng biệt.
Ví dụ: Ghế có những thuộc tính về màu sắc như đỏ, xanh, vàng,...; về chất liệu có nhôm, gổ,...Nhưng khái niệm chỉ phản ánh những thuộc tính của tất cả cái ghế đó là được con người làm ra và dùng để ngồi.
2. Nhận thức:
Nhận thức là hoạt động (quá trình) con người tìm hiểu thế giới tự nhiên, trong quá trình này, con người lý giải vạn vật theo từng giai đoạn nhận thức của mình. Từ đó. tìm ra quy luật vận động và phát triển, thay đổi và tiến hóa, bản chất và hình thức, hình thành và tiêu vong của thế giới vật chất và tinh thần.
3. Quan niệm:
Quan niêm là cách nhìn nhận đánh giá (quan niệm đúng hay sai).
Từ đây, từ những thuộc tính bản chất của thế giới, ta làm tiền đề để hiểu những nguyên lý trong triết học và thế giới. Vấn đề của triết học là có cách nhìn nhận thức đúng đắn về thế giới.
4. Nội dung:
Trong khi nhận thức thế giới, vấn đề đặt ra: "Thế giới quanh ta có thực hay chỉ là sản phẩm thuần túy của tư duy con người? Mọi sự vật, hiện tượng mà ta đã biết đến không phải là vĩnh viễn, vậy có thể nói tới sự tồn tại của chúng và suy rộng ra có thể nói về sự tồn tại của thế giới hay không?". Chính từ đây vấn đề thế giới tồn tại hay không tồn tại được đặt ra:
- Thừa nhận thế giới không tồn tại thì không thể nói tới nhận thức.
- Thừa nhận thế giới này tồn tại, từ đó cho ra đời những nhận thức thế giới khác nhau và chia thành hai trường phái chính là:
+ Chủ nghĩa duy vật: hiểu sự tồn tại của thế giới như chính thể mà bản chất của nó là vật chất,
+ Chủ nghĩa duy tâm: cho rằng thế giới chỉ là ý thức, tinh thần của con người.
Tuy nhiên, sự thống nhất của thế giới không phải là ở tồn tại của thế giới vì trước khi thế giới có thể là một thể thống nhất thì trước hết thế giới phải tồn tại đã.
II. TÍNH THỐNG NHẤT VẬT CHẤT CỦA THẾ GIỚI:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng, bản chất của thế giới là vật chất và thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó. Điều này được thể hiện ở những điểm cơ bản sau đây:
- Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất, bản chất của thế giới là vật chất và thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, có trước và không phụ thuộc vào ý thức con người.
- Mọi bộ phận của thế giới đều liên hệ vật chất với nhau, bởi vì chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, cùng có nguồn gốc vật chất, nguyên nhân vật chất, kết cấu vật chất, kết quả vật chất và cùng chịu sự chi phối của các quy luật khách quan của thế giới vật chất.
- Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô tận, không sinh ra và không mất đi, trong thế giới không có gì khác ngoài những quá trình vật chất đang diễn ra, chúng là nguyên nhân, kết quả và sự chuyển hóa của nhau.
- Ý thức là sự phản ánh vật chất vào trong bộ não người, nó nằm trong bộ não người, nên cũng thuộc về thế giới vật chất. không thể có một thế giới thứ hai dành riêng cho ý thức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn rất nhiều!