Chủ nghĩa Mác ra đời là kết quả tất yếu của các điều kiện kinh tế- xã hội, tiền đề lý luận và khoa học tư nhiên.
1. ĐIỀU KIỆN TINH TẾ- XÃ HỘI:
Chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm 30, 40 của thế kỉ thứ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp đã đánh dấu bước chuyển biến từ nền sản xuất thủ công tư bản sang nền sản xuất đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa. Đây là thời kì phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở các nước Tây Âu phát triển mạnh mẽ.
Tuy nhiên, mặt trái của nó là đã tạo ra những mâu thuẫn cơ bản không thể giải quyết, đó là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản (giai cấp công nhân làm thuê) với giai cấp tư sản (chủ sở hữu tư liệu sản xuất của xã hội). Để giải quyết mâu thuẫn này, giai cấp vô sản phải đứng lên đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. Tiêu biểu là: cuộc khởi nghĩa của công nhân ở Lyông (Pháp) năm 1831, 1834; phong trào Hiến chương (Anh) năm 1835- 1834; cuộc khởi nghĩa của công nhân ở Xilêdi (Đức) năm 1844, v.v.. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản ngày càng phát triển mạnh mẽ từ thấp lên cao, từ đấu tranh kinh tế đến đấu tranh chính trị, từ tự phát đến ngày càng tự giác hơn. Chính vì vậy, giai cấp vô sản đã bước lên vũ đài chính trị với tính cách là một lực lượng chính trị- xã hội độc lập.
Từ thực tiễn cách mạng đó, giai cấp vô sản xuất hiện một nhu cầu cấp bách là cần một học thuyết khoa học, cách mạng soi đường, đó chính là chủ nghĩa Mác.
2. TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN:
Chủ nghĩa Mác là sự kế thừa tinh hoa di sản lý luận của nhân loại, mà trực tiếp và trước hết là triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị cổ điển Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.
2.2. Triết học cổ điển Đức:
Đặc biệt triết học của Hêghen và Phoiơbắc đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác.
Công lao của Hêghen là ông đã diễn đạt được nội dung của phép biện chứng dưới dạng lý luận chặt chẽ thông qua hệ thống các quy luật phạm trù. Tuy nhiên, phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng duy tâm và tính chất phản động trong quan điểm về chính trị- xã hội. Chính vì vậy, Mác và Ăngghen khi phê phán triết học của Heghen đã không phủ định sạch trơn mà đã giữ lại “hạt nhân hợp lý”, đó phép biện chứng. Tuy nhiên, phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng duy tâm, Mác và Ăngghen đã cải tạo để hình thành nên phép biện chứng duy vật của mình.
Đối với triết học của Phoiơbắc, Mác và Ăngghen đã phê phán tính chất siêu hình trong chủ nghĩa duy vật nhân bản và trong quan điểm về giới tự nhiên, tính chất duy tâm trong quan điểm về xã hội. Tuy nhiên, chính chủ nghĩa duy vật, vô thần của Phoiơbắc đã tạo tiền đề quan trọng cho bước chuyển biến của Mác và Ănghhen từ thế giới quan duy tâm sang thế giới quan duy vật, từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản chủ nghĩa.
2.3. Kinh tế chính trị cổ điển Anh:
A.Smith và D.Ricácđô là người có công lớn trong việc nghiên cứu kinh tế chính trị. Các ông đã xây dựng thành công lý luận về giá trị của của lao động, đưa ra những kết luận quan trọng về giá trị và nguồn gốc của lợi nhuận; về tính chất quan trọng của quá trình sản xuất vật chất; về những quy luật kinh tế. Tuy nhiên, các ông lại không thấy được tính lịch sử của giá trị, mâu thuẫn và tính hai mặt của sản xuất hàng hóa, không phân biệt được hàng hóa giản đơn và hàng hóa tư bản chủ nghĩa, chưa phân tích được chính xác biểu hiện của giá trị trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Mác và Ăngghen đã kế thừa những quan điểm hợp lý khoa học trong học thuyết trên, đồng thời phê phán cũng như khắc phục tính chất chưa triệt để trong học thuyết giá trị về lao động và phương pháp siêu hình trong nghiên cứu của các nhà kinh tế học cổ điển Anh. Trên cơ sở đó, hai ông đã xây dựng nên học thuyết về giá trị lao động, học thuyết giá trị thặng dư, luân chứng khoa học về bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản và sự ra đời tất yếu của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
2.4. Chủ nghĩa xã hội không tưởng:
Chủ nghĩa xã hội không tưởng đã có sự phát triển lâu dài và đỉnh cao vào cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX, với các đại biểu tiêu biểu là S.Simon, Fourier và R.Owen. Mác và Ăngghen đã kế thừa những tư tưởng nhân đạo; sự phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa tư bản và đưa ra những dự báo về xã hội tưởng lai. Đồng thời, hai ông đã khắc phục những hạn chế trong học thuyết của họ, đó là tích chất không tưởng trong các học thuyết ấy. Từ đó, đã tạo tiền đề lý luân quan trọng cho sự ra đởi của lý luận khoa học về chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa Mác
3. TIỀN ĐỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN:
Thế kỉ XIX, khoa học tư nhiên đã có được những thành tựu to lớn, đòi hỏi triết học phải có cái nhìn đúng đắn hơn về thế giới. Trong đó ba phát minh quan trọng đã ảnh hưởng đến sự ra đời chủ nghĩa Mác đó là: định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết tiến hóa, thuyết tế bào.
3.1. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng:
Định luật: năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hay chuyển từ vật này sang vật khác.
Định luật bào toàn và chuyển hóa năng lượng đã chứng minh một cách khoa học về mối liên hệ không tách rời nhau, sự chuyển hóa lẫn nhau và được bảo toàn của các hình thức vận động của vật chất trong giới tự nhiên.
3.2. Thuyết tiến hóa:
Thuyết tiến hóa đã đem lại cơ sở khoa học về sự phát sinh, phát triển đa dạng bởi tính di truyền, biến bị và mối liên hệ hữu cơ giữa các loài thực vật, động vật trong quá trình chọn lọc tự nhiên.
3.3. Thuyết tế bào:
Thuyết tế bào là một căn cứ khoa học chứng minh sự thống nhất về mặt nguồn gốc, hình thái và cấu tạo vật chất của cơ thể thực vật, động vật và quá trình phát triển sự sống trong mối liên hệ của chúng.
Các thuyết trên đây đã khẳng định thế giới vật tồn tại vĩnh viễn, không sinh ra và không mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác; khẳng định bản chất thế giới là vật chất và thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó; khẳng định tính biện chứng trong quá trình vận động và phát triển của thế giới vật chất.
Mác và Ăngghen đã phân tích một cách sâu sắc các thành tựu khoa học tự nhiên; khái quát chúng thành các quan điểm triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn rất nhiều!