Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ KẾT CẤU CỦA Ý THỨC

I. NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC:

 1. Nguồn gốc tự nhiên:

   a) Bộ óc người:

 Ý thức là một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người, là chức năng của bộ óc người; là kết quả hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc. Bộ óc người hiện đại là sản phẩm của quá trình tiến hóa lâu dài về mặt sinh vật- xã hội sau khi vượn biến thành người, bộ óc vượn biến thành bộ óc người. Bộ óc người là tổ chức vật chất sống đặc biệt, có cấu trúc tinh vi và phức tạp, bao gồm khoảng 15 đến 17 tỳ noron tế bào thần kinh có liên quan đến nhau và với các giác quan. Chức năng của bộ não người là thu nhận, xử lý, lưu trữ thông tin.  Bộ não người đóng vai trò là cơ quan vật chất của ý thức, cho nên khi bộ óc bị tổn thương sẽ làm ý thức bị rối loạn. Ta có thể thấy một số trường hợp bị chấn thương phần đầu dẫn đến tình trạng mất trí nhớ.

   b) Phản ánh:

  • Khái niệm phản ánh:

 Phản ánh là thuộc tính phổ biến của vật chất, là sự tái tạo những đặc điểm của hệ thống vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng, tạo ra kết quá của sự phản ánh phụ thuộc vào cả 2 vật chất tác động và vật nhận tác động.





  • Các hình thức của phản ánh:
 Phản ánh vật lý, hóa học: là hình thức phản ánh thấp nhất đặc trưng cho vật chất vô sinh. Phản ánh vật lý, hóa học biểu hiện qua những biến đổi về cơ, lý, hóa khi có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các dạng vật chất vô sinh. Chính vì vậy mà phản ánh mang tính thụ động, chưa có định hướng lựa chọn của vật chất tác động.
 Phản ánh sinh học là hình thức phản ánh cao hơn phản ánh vật lý, hóa học, đặc trưng cho giới hữu sinh. Phản ánh sinh học thể hiện qua tính kích thích, tính cảm ứng.
   -Tính kích thích là phản ánh của thực vật và động vật bật thấp (không có hệ thần kinh) bằng cách thay đổi chiều hướng sinh trưởng và phát triển, thay đổi màu sắc, cấu trúc khi nhận sự tác động trong môi trường. Như ta đã từng biết, cây luôn phát triển về hướng có ánh sáng mặt trời đó là tính kích thích của phản ánh.
Các hình thức của phản ánh
   -Tính cảm ứng là phản ứng của động vật có hệ thần kinh tạo ra năng lực cảm giác, được thực hiện trên cơ sở điều khiển của hệ thần kinh qua cơ chế phản xạ không điều kiện khi có sự tác động từ bên ngoài môi trường.
 Phản ánh tâm lý là phản ánh của động vật có hệ thần kinh trung ương được thực hiện trên cơ sở điều kiện của hệ thần kinh thông qua phản xạ có điều kiện.
  Ý  thức là hình thức phản xạ cao nhất của hình thức phản ánh. Được thực hiện qua quá trình hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não người khi thế giới khách quan tác động lên các giác quan của con người.
 Cùng với sự phản ánh thế giới hiện thực, ý thức là ý thức của con người, nằm trong con người, không thể tách rời con người. Ý thức là sự phản ánh thế giới bên ngoài vào bộ óc người. Bộ óc người là cơ quan phản ánh, không có bộ óc thì hoạt động ý thức không thể xảy ra. Chính vì vậy bộ óc người và thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc là nguồn gốc của ý thức.

 Ta có thể thấy phản ánh thấp là tiền đề cho các phản ánh cao. Hình thức phản ánh phải phù hợp với thực tiễn. Từ các hình thức phản ánh cao, ta có thể suy đoán những hình thức phản ánh thấp hơn nhưng không có ngược lai.

 2. Nguồn gốc xã hội:

   a) Lao động:

 Lao động là hoạt động chủ động sáng tạo, có mục đích lao động, là điều kiện cơ bản đầu tiên của tất cả đời sống loài người. Chúng ta nói lao động là sáng tao ra bản thân con người. Thông qua lao động, hai chi trước của vượn giải phóng thành hai tay tự do, dáng đứng thẳng xuất hiện, các giác quan, bộ óc ngày càng hoàn thiện và phát triển. Lao động là hoạt động đặc thù của con người, là hoạt động bản chất của con người. Chỉ có con người mới lao động. Lao động là quá trình con người tác động vào giới tự nhiên nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tồn tại và phát triển của mình. Cũng có thể nói, ý thức được hỉnh thành do hoạt động của con người cải tạo thế giới khách quan và biến đổi thế giới đó. Nhờ lao động bộ não con người được phát triển và ngày càng hoàn thiện làm cho khả năng tư duy trừu tượng ngày càng cao.

   b) Ngôn ngữ:

 Ngôn ngữ là phương tiện để con người giao tiếp trong xã hội, là hệ thống tín hiệu thứ hai, là cái vỏ của tư duy trừu tượng, là hình thức biểu đạt của tưởng tượng. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu chứa đựng thông tin, mang nội dung ý thức. Nếu không có ngôn ngữ, ý thức không tồn tại. Ý thức không phải là hiện tượng thuần túy cá nhân mà là một hiện tượng có tính chất xã hội. Chính vì vậy nếu không có phương tiện để trao đổi xã hội về mặt ngôn ngữ thì không thể hình thành và phát triển . Đây cũng là sự kích thích chủ yếu của sự chuyển hóa bộ não loài vật thành bộ não con người, tâm lý động vật thành ý thức.

II. BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC:

 1. Tính năng động, sáng tạo:

 Bản chất năng động, sáng tạo của ý thức thể hiện qua việc định hướng thông tin, chọn lọc thông tin, xử lý thông tin, lưu trữ thông tin. Trên cơ sở thông tin đã có, ý thức có thể tạo ra thông tin mới và phát triển ý nghĩa của thông tin được tiếp nhau. Ý thức cải biến các vật chất di chuyển vào trong bộ não con người thành cái tinh thần, thành những hình ảnh tinh thần- những hình ành chủ quan phản ánh bản chất của thế giới khách quan. Phản ánh dù trực tiếp hay gián tiếp, dưới dạng ý tưởng nào thì bao giờ cũng dựa trên tiền đề vật chất, dựa trên thực tiễn nhất định. Tính sáng tạo không có nghĩa là ý thức tạo ra vật chất, mà sáng tạo theo quy luật và trong khuôn khổ của sự phản ánh. Từ xa xưa, con người luôn có một ước mơ được bay như những chú chim. Qua hình ảnh con chim, con người đã có thể bay lượn bằng một phát minh vô cùng sáng tạo là máy bay. Máy bay là sản phẩm thể hiện tính sáng tạo, năng động của ý thức thông qua hình ảnh con chim.

 2. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan:

 Ý thức là hình ảnh thế giới khách quan, bị thế giới khách quan quy định cả về nội dung lẫn hình thức biễu hiện. Tuy nhiên, ý thức không còn y nguyên như thế giới khách quan mà được cải tiến thông qua lăng kinh chủ quan của con người. Trở lại ví dụ về ước mơ bay của con người, ta có thể thấy con người dựa vào hình ảnh của con chim để tạo ra máy bay, nhưng như chúng ta đã thấy máy bay ngày nay đâu hoàn toàn giống chim (ta có thể lấy một số mẫu máy bay như máy bay chở khách thông dụng,  trực thăng,...). Máy bay đã được cải tiến theo thời gian để phù hợp với nhu cầu của con người. Ý thức nằm trong bộ não người, ý thức không có tính chất vì nó là hình ảnh tinh thần gắn với hoạt động khái quát hóa, trừu tượng hóa, có định hướng, lựa chọn.

 3. Ý thức là hiện tượng xã hội và mang bản chất của xã hội:

Sự ra đời và tồn tại  gắn với hoạt động ý thức không chỉ chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên mà còn các quy luật xã hội. Ý thức nằm trong các mối quan hệ đan xen, chồng chịt gắn liền với bản chất xã hội của con người.

III. KẾT CẤU CỦA Ý THỨC:

 1. Theo chiều ngang:

   a) Tri thức:

 Tri thức là toàn bộ những hiểu biết con người, là kết quả của quá trình nhận thức, là sự tái tạo lại hình ảnh của đối tượng được nhận thức dưới dạng các loại ngôn ngữ. Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức, là điểu kiện để ý thức phát triển.

   b) Tình cảm:

 Tình cảm là những rung động biểu hiện thái độ trong các quan hệ. Tình cảm là một hình thái đặt biệt của sự phản ánh hiện thực, được hình thành từ sự khái quát những cảm xúc cụ thể của con người khi nhận sự tác động của ngoại cảnh. Tình cảm là biểu hiện và sự phát triển trong mọi lĩnh vực đời sống của con người, là một yếu tố phát huy sức mạnh động lực thúc đẩy hoạt động nhận thức.

   c) Ý chí:

 Ý chí là sự biểu hiện sức mạnh của bản thân mỗi con người nhằm vượt qua những cản trở trong quá trình thực hiện mục đích. Ý chí là quyền lực của con người đối với bản thân con người đó, nó điều khiển, điều chính hành vi để con người hướng đến mục đích một cách tự giác, cho phép con người tự kiền chế, tự làm chủ ban thân và quyết đoán trong hành động.

 Tri thức, tình cảm và ý chí được hình thành, tồn tại và phát triển trong mối quan hệ ràng buộc, chi phối, tác động lẫn nhau. Tính chất phong phú trong biểu hiện mỗi tình cảm con người có thể là nhân tố nguồn gốc và sự chi phối của nhân tố ý thức và ý chí. Ngược lại, trong mỗi con ý chí có thể bao hàm trong đó sự hiểu biết và tình cảm sâu sắc của con người.

 2. Theo chiều dọc:

   a) Tự ý thức:

 Tự ý thức là ý thức con người về những hành vi, những tình cảm, tư tưởng, động cơ, lợi ích của mình về địa vị của mình trong xã hội.

   b) Tiềm thức:

 Tiềm thức là những hoạt động tâm lý tích cực tự động diễn ra bên ngoài sự kiểm soát chủ chủ thể, sống lại có liên quan đến hoạt động của chủ thể trước đây. Tiềm thức là tri thức tiềm tàng, do thói quen của của con người tạo nên ngầm trở thành bản năng, kỹ năng, là ý thức dưới dạng tiềm tàng. Giống như những người khi tham gia giao thông có thói quen dừng xe lại khi có đèn đỏ, thì khi thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ là họ tự động dừng lại thôi mà không cần suy nghĩ là nên đi hay chạy.

   c) Vô thức:

 Vô thức là hoạt động tâm lý đặc biệt không phải do lý trí điều khiển. Lĩnh vực vô thức là lĩnh vực các hiện tượng tâm lý nằm ngoài pham vi của lý trí mà ý thức không kiểm soát được trong một lúc nào đó. Con người không phải mọi lúc đều có hành vi do lý trí chỉ đạo, có hành vi do bản năng chi phối hoặc do những tác động được lặp đi lặp lại nhiều lần thành thói quen tới mức chúng vẫn tự động xảy ra. Khi tay ta đột ngột bị phỏng thì phản xạ đầu tiên của con người là thụt tay lại, đó là hoạt động vô thức.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn rất nhiều!