Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

1. PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ HÌNH THỨC CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG:

 1.1. Khái niệm biện chứng, phép biện chứng:

   1.1.1. Biện chứng:

 Biện chứng là khái niệm chỉ những mối liên hệ tương tác, chuyển hóa và vận động, phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
 Biện chứng gồm biện chứng khách quanbiện chừng chủ quan:
   - Biện chứng khách quan là phạm trù dùng để chỉ biện chứng của bản chất bản thân sự vật, hiện tượng, quá trình tồn tại, độc lập và ở bên ngoài ý thức con người, được xuất phát từ tính thống nhất vật chất, là bản chất của thế giới vật chất, có nghĩa là biện chứng khách quan là mối liên hệ tượng tác, chuyển hóa và vận động, phát triển của thế giới vật chất. Chính vì vậy biện chứng khách quan chi phối toàn bộ giới tự nhiên.
   - Biện chứng chủ quan là phạm trù dùng để chỉ tư duy biện chừng và biện chứng của chính quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc người. Chính vì vậy mà biện chứng chủ quan phản ánh sự chi phối của toàn bộ giới tự nhiên.

  1.1.2. Phép biện chứng:

 Phép biện chứng là học thuyết, là phản ánh biện chứng khách quan vào trong nhận thức con người, nghĩa là học thuyết nghiên cứu khái quát bản chất của thế giới thành hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắc, phương pháp của nhận thức và thực tiễn. Chính vì vậy phép biện chứng là biện chứng chủ quan- sự phản ánh biện chứng khách quan vào bộ não người. Phép biện chứng đối lập hoàn toàn với phép biện chứng siêu hình- phương pháp tư duy về sự vật, hiện tượng của thế giới trong trạng thái cô lập, bất biến.

 1.2. Hình thức cơ bản của phép biện chứng:

  1.2.1. Phép biện chứng chất phát thời cổ đại:

 Phép biện chứng chất phát thời cổ đại là hình thức đầu tiên của phép biện chứng và đỉnh cao là phép biện chứng cổ đại Hy Lạp. Do trình độ khoa học lúc bấy giờ cho nên quan điểm giới tự nhiên xuất phát từ sự quan sát trực tiếp thế giới để phỏng đoán nên các quy luật vận động và chưa có cơ sở khoa học. Chính vì vậy, phép biện chứng cho thấy được bức tranh về sự chồng chịt vô vận những mối liên hệ và sự tác động, vận động và phát triển nhưng chưa làm rõ cái gì liên hệ cũng như quy luật nội tại của sự vận động và phát triển.

  1.2.2. Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức:

 Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức là hình thức thứ 2 của phép biện chứng mang tính chất duy tâm vì nó nói lên sự vận động phát triển của ý niệm tuyệt đối, được đồng nhất với bản thân sự vật, hiện tượng. Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức đã bỏ qua mối liên hệ giữa khách thể đang nghiên cứu với khách thể khác; cố định sự vật trong trạng thái hiện có, không vận động, phát triển.

  1.2.3. Phép biện chứng duy vật:


 Phép biện chứng duy vật được Mác- Ăngghen sáng tạo và được Lênin bảo vệ và phát triển. Mác và Ăngghen đã khắc phục ti1nh chất duy tâm trong phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức. Đây là hình thức cao nhất của phép biện chứng. Phép biện chứng duy vật thoát khỏi triết học duy tâm, đưa vào đó những quan điểm duy vật về tự nhiên và về lịch sử. Chính vì vậy mà phép biện chứng duy vật đã khái quát được một cách đúng đắn những quy luật vận động, phát triển chung nhất của thế giới.

2. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT:


 2.1. Khái niệm phép biện chứng duy vật:

 Phép biện chứng duy vật là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện; học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn vận động, phát triển không ngừng. Phép biện chứng duy vật đã bao hàm nội dung hết sức phong phú dù đối tượng phản ánh là thế giới vật chất vô cùng, vô tận.

 2.2. Đặc trưng của phép biện chứng duy vật:

  2.2.1. Sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng:

   - Thế giới quan là thế giới duy vật xem xét sự vật trong sự phát triển của nó.
   - Phương pháp biện chứng là phương pháp xem xét sự vật trên nền tảng thực tiễn.

  2.2.2. Sự thống nhất giữa tính khoa học và tính cách mạng:

 Tính khoa học:
   - Phép biện chứng duy vật là sản phẩm của điều kiện kinh tế- xã hội, tiền đề lý luận, tác động khoa học tự nhiên, gắn liền với sự phát triển của khoa học và thực tiễn.
   - Phép biện chứng phản ánh đúng đắn bản chất các quy luật, vận động, phát triển của thế giới, điều đó được thực tiễn và khoa học kiểm nghiệm.
   - Phép biện chứng duy vật là thế giới quan, phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn.
 Tính cách mạng:
   - Phép biện chứng là vũ khí lý luận tinh thần của giai cấp vô sản.
   - Phép biện chứng duy vật không dừng lại việc giải thích thế giới mà còn cải tạo thế giới.
   - Phép biện chứng duy vật khẳng định sự tất thắng của cái mới tiến bộ.
   - Phép biện chứng duy vật không quất phục cái gì, chống lại sự nhìn nhận rập khuôn, giáo điều, bảo thủ, trì truệ.
 Tính thống nhất:
   - Tính khoa học là cơ sở, tiền đề cho tính cách mạng.
  - Không có tính khoa học thì không có tính cách mạng, trong tính khoa học chứa đựng tinh thần cách mạng, trong tính ca1ch mạng chứa nội dung khoa học. Chính vì vậy, tính khoa học càng cao, tính cách mạng càng sâu sắc và ngược lại.

  2.2.3. Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn:

   - Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của phép biện chứng duy vật, là tiêu chuẩn chân lý của lý luận của phép biện chứng duy vật.
   - Lý luận phép biện chứng duy vật xuất phát từ thực tiễn, phục vụ cho thực tiễn, định hướng cho sự phát triển của thực tiễn.

  2.2.4. Tính sáng tạo:

   - Phép biện chứng duy vật là hệ thống mở, nó luôn luôn phát triển bổ sung bởi các thành tựu mới của khoa học và thực tiễn xã hội.
   - Phép biện chứng duy vật đề ra các nguyên tắc, phương pháp luận để nhận thức và thực tiễn.
 Chính vì vậy mà khi vận dụng phép biện chứng duy vật cần mang tính sáng tạo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn rất nhiều!